Công dụng, tác dụng của cây ngải cứu là như thế nào?

Cây ngải cứu hay thường được biết đến nhiều với tên gọi lá ngải là một loại cây phổ biến được mọi người biết đến rộng rãi nhờ những công dụng và lợi ích mà nó mang lại. Vậy bạn đã biết cây ngải cứu là cây như thế nào, có hình thù ra sao hay đem lại những tác dụng gì mà người ta lại sử dụng nhiều vậy chưa, hãy cùng Bách Kim Thảo chúng tôi đi tìm hiều ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cây ngải cứu là cây như thế nào?

Cây ngải cứu hay còn được biết đến là cây diệp là loại cây rất thường gặp ở nước ta. Nó có thể dễ dàng mọc ở bất cứ đâu với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, thuộc chủng loại Cúc. Ngải cứu có lá mọc so le, không có cuống là dạng cây thân cỏ, hai mặt lá có màu khác nhau, phần mặt trên nhẵn có màu xanh sáng hoặc sẫm dựa theo độ già của cây, phần mặt dưới có nhiều lông nhỏ và có màu trắng tro. 

Ngải cứu được ứng dụng nhiều vào Đông y, do có vị đắng, cay, mang tính ấm, dùng được hết bộ phận trên cây theo dạng tươi hoặc có thể đem phơi khô để sử dụng, phù hợp để điều trị tốt cho nhiều loại bệnh.

Xem thêm: Các sản phẩm trị liệu từ ngải cứu

Những công dụng, lợi ích mà cây ngải cứu đem lại

Những công dụng, lợi ích mà cây ngải cứu đem lại
Những công dụng, lợi ích mà cây ngải cứu đem lại

Hiện nay ngải cứu được sử dụng nhiều để làm thuốc cũng như các thiết bị giúp điều trị nhiều loại bệnh, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số công dụng và lợi ích mà nó đem lại.

Giúp điều trị các bệnh xương khớp, chứng đau thần kinh tọa

Ngải cứu giúp tăng cường luân chuyển lưu thông khí huyết, mang chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể theo máu, trong đó có hệ xương khớp nhờ tính ấm mà nó mang lại. Ngoài ra, ngải cứu có còn có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ cho việc làm giảm đau nhức xương khớp nhờ vào các họa chất có trong ngải cứu.

Thường thì sẽ có rất nhiều cách để chữa đau xương khớp nhờ ngải cứu như sắc nước, trộn nước cốt ngải với mật ong hay chườm lá ngải với muối,…

Sơ cứu vết thương nhờ cây ngải cứu

Trong ngải cứu có chứa nhiều tính kháng viêm, sát khuẩn hay giảm đau nên nó có thể được dùng cho việc cầm máu hoặc chữa các vết thương. Trong nhiều tình huống khẩn cấp như rắn cắn, đứt tay,… có thể sử dụng lá ngải để sơ cứu vết thương.

Sơ cứu vết thương nhờ cây ngải cứu
Sơ cứu vết thương nhờ cây ngải cứu

Khi xuất hiện vết thương chảy máu, bạn có thể giã hoặc nhai nát lá ngải cứu ra rồi cho thêm một lượng muối nhỏ trộn cùng để đắp vào vết thương. Lưu ý chỉ nên cho một lượng muối cực nhỏ để tránh làm vết thương xót, rát.

Trị các chứng suy nhược chán ăn bằng ngải cứu

Ngải cứu có thể chữa chứng suy nhược cơ thể, chán ăn cho nhiều đối tượng bằng cách hầm ngải cứu với những loại thực phẩm bổ dưỡng như gà ác, bồ câu, móng giò và cho thêm một số thảo dược khác như hạt sen, táo đỏ,…

Chống các chứng viêm trong cơ thể nhờ ngải cứu

Artemisinin là một loại hợp chất thực vật có trong cây ngải cứu giúp kháng lại các chứng viêm trong cơ thể con người. Hợp chất này giúp gây ức chế cytokine, tạo ra những protein từ hệ thống miễn dịch chuyển hóa để thực hiện quá trình tiêu viêm.

Một trong những ví dụ điển hình của việc này là bệnh Crohn có thể bị giảm trừ nếu như sử dụng các loại thuốc có thành phần chứa ngải cứu.

Cây ngải cứu tốt cho phụ nữ mang thai

Cây ngải cứu tốt cho phụ nữ mang thai
Cây ngải cứu tốt cho phụ nữ mang thai

Ngải cứu mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ như điều hòa chu kì kinh nguyệt cho những người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giúp giảm đau những cơn đau bụng, lưng và cải thiện kinh nguyệt. Ngoài ra, nó còn một phương pháp hữu hiệu cho những người phụ nữ đang mang thai giúp trị dọa sảy thai, an thai hiệu quả hay thậm chí là trị chứng tử cung lạnh. 

Diệt trừ giun sán nhờ ngải cứu

Thành phần thujone được chiết xuất trong ngải cứu mang lại khả năng trị giun sán, làm choáng và đẩy giun ra ngoài nhờ hệ tiêu hóa của đường ruột. Điều này đã được chứng mình khi nhiều dữ liệu cho thấy rằng tại miền trung nước Ý dùng ngải cứu nhằm tiêu trừ giun sán ở bò, còn tại Ấn Độ người ta cũng dùng nhiều ngải cứu với mục đích điều trị bệnh giun sán trong cơ thể người.

Cây ngải cứu có tác dụng lưu thông máu

Với những người thường xuyên gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt đau đầu thì khả năng cơ thể họ đang gặp khó khăn trong việc lưu thông máu lên não. Vì vậy ta có thể dùng ngải cứu cùng với trứng để giúp tăng tuần hoàn máu lên não nhằm giảm những cơn hoa mắt, chóng mặt đau đầu đó.

Cây ngải cứu có tác dụng lưu thông máu
Cây ngải cứu có tác dụng lưu thông máu

Ngoài ra ngải cứu còn vô vàn các tác dụng khác mà chúng tôi không thể kể hết ở đây như chữa cảm cúm, mẩn ngứa, nổi mề đay, hạ huyết áp,… hay đôi khi nó cũng là một gia vị cho bữa ăn hằng ngày của chúng ta từ các món như bánh mì trứng lá ngải, gà hầm lá ngải,…

Xem thêm: Có phải ngải cứu chữa đau khớp gối hiệu quả tốt nhất?

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lợi ích của ngải cứu mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn, hy vọng nó đã giải đáp được cho bạn câu hỏi rau ngải cứu là rau gì. Nếu bạn đang tìm mua những sản phẩm liên quan đến ngải cứu hãy đến với Bách Kim Thảo chúng tôi nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LONG VIỆT NAM: Số 28, lô A4, Khu đô thị mới hoà lạc, Phường Cẩm Bình, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Điện thoại: 0961.182.680

Email: [email protected]

Website: bachkimthao.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *