Bật mí chữa mắt cá chân bằng ngải cứu nhanh gọn, hiệu quả

Trong những căn bệnh ở chân khiến người mắc phải cảm thấy cực kì khó chịu chính là mắt cá chân. Tuy rằng không tác động quá lớn đến sức khoẻ, song, thử tưởng tượng nếu như bạn phải di chuyển hay làm việc với cục mụn ở chân, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ giảm đi nhiều. Hiện nay, có khá nhiều cách để điều trị mắt cá chân và một phương pháp tự nhiên được ưa chuộng rộng rãi chính là ngải cứu. Vậy chữa mắt cá chân bằng ngải cứu như thế nào? Bách Kim Thảo sẽ bật mí cho bạn trong bài viết hôm nay nhé! 

Vài điều về bệnh mắt cá chân
Vài điều về bệnh mắt cá chân

Vài điều về bệnh mắt cá chân

Khái niệm

Bệnh mắt cá chân được hiểu là tổn thương dày sừng xuất hiện ở lòng bàn chân. Thông thường, chúng ta hay bắt gặp chúng ở những phần hay bị đè nén, dễ bị sang chấn. Cụ thể là đầu các ngón chân, gót chân, phần mặt lưng đốt thứ nhất, khớp đầu của các ngón chân. Ngoài phần chân, ô mô cái của hai bàn tay vẫn có thể xảy ra vấn đề này. 

Khi mắc bệnh, số lượng mụn ít, chỉ từ một đến hai cái đôi khi nhiều hơn. Mắt cá chân thường không xuất hiện trên cùng một vị trí bởi nguyên nhân tuỳ vào sang chấn tác động. 

Biểu hiện của bệnh mắt cá chân khá chung: trung tâm phần mụn tròn chứa chất sừng, phần da xung quanh cứng hơn hoặc hoá sừng, bên trong màu vàng, khi ấn nhẹ có cảm giác đau. Ngoài ra, có trường hợp mắt cá phẳng, có trường hợp lồi lên khỏi mặt da, phần bề mặt láng hoặc có vảy.

Mắt cá chân gây khó chịu.  Khi đi lại hay tác động lực vào phần mụn, bạn sẽ cảm thấy đau nhói rõ. Đặc biệt luôn có một điểm gây cảm giác đau hơn so với những vùng khác.

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện mắt cá chân, tuy nhiên, lý do được công nhận nhiều nhất được mô tả là do di vật. Khi bạn đi lại hay làm việc, vô tình để di vật đâm vào da (đặc biệt là phần chân). Nếu không nhanh chóng lấy dị vật ra ngoài, nó sẽ hình thành “nhân” của mắt cá, theo đó, phần biểu bì xung quanh dần bị xơ hoá và cuối cùng là xuất hiện mắt cá. 

Mắt cá chân không phải một loại bệnh có thể lây truyền thành dịch nhưng nếu lơ là sẽ chuyển sang nhiễm trùng nặng, vỡ mủ có thể gây viêm nhiễm đường bạch mạch. Bệnh này nếu không xử lý triệt để sẽ tái phát lại nhanh chóng, cực kì khó chịu.

Cách nhận biết bệnh mắt cá chân
Cách nhận biết bệnh mắt cá chân

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược ngải cứu

Cách nhận biết bệnh mắt cá chân

Như đã nêu trên, thông thường để nhận biết mắt cá chân chúng ta sẽ chú ý đến phần mụn sừng xuất hiện ở vùng chân, cụ thể:

  • Mụn cóc dưới lòng bàn chân: Phần mụn cóc xuất hiện dưới lòng bàn chân thường ít đau hơn, khô hơn và đi kèm một lần xuất hiện nhiều cái. Nhìn từ ngoài sẽ thấy bên trong có gai nhỏ và có những chấm đen. Thông thường sẽ mọc ở vùng tỳ ép nhưng không nhất thiết chỉ nằm ở vùng này. Đáng e ngại rằng loại mụn cóc này có thể lây lan sang những phần khác của cơ thể hay thậm chí là lây sang cả người khác.
  • Chai sần ở chân: Sau một khoảng thời gian phần chân bị ma sát, tỳ đè sẽ xuất hiện lớp dày sừng. Sau đó vùng da sẽ ngả vàng, hơi nhô lên, xơ cứng và không có nhân. Thông thường chúng ít có cảm giác đau mà chủ yếu là gây vướng víu, bất tiện trong đi lại.

Chữa mắt cá chân bằng lá ngải cứu

Một phương thuốc chữa mắt cá chân tự nhiên mà cực kì hiệu quả chính là sử dụng lá ngải cứu. Ngải cứu trong Đông y có tên gọi khác là Ngải Khao, là loại thuốc quý xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây mọc rất nhiều trong vườn hay ven đường và góp mặt vào nhiều bữa cơm gia đình. 

Cây ngải cứu chứa những chất gì?
Chữa mắt cá chân bằng lá ngải cứu

Ngải cứu có mùi thơm, hương vị đắng (cây già sẽ đắng hơn) và được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra được những món ăn bổ dưỡng như: trứng rán ngải cứu, gà hầm, óc trần,… Ăn ngải cứu sẽ tác động đến 3 mạch tì, gan, thận. Vì thế loại thảo mộc này đem lại nhiều tác dụng, hỗ trợ điều trị đau đầu, tăng cường thể chất, khí hư, đau bụng,… và chữa căn bệnh mắt cá chân. 

Xem thêm: Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu ngải cứu

Phương pháp sử dụng

Để chữa bệnh mắt cá chân bằng ngải cứu rất đơn giản, chỉ cần đun nước ngải cứu và ngâm chân thường xuyên, duy trì đều đặn các buổi tối (khoảng 8 – 9 giờ) sẽ cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngâm chân trong 15 – 30 phút và điều chỉnh độ nóng phù hợp trước khi đặt. Mực nước vượt qua hai mắt cá chân khoảng 2cm là đạt yêu cầu. Sau khi ngâm chân, bạn nên uống thêm một cốc nước ấm để cơ thể ấm đều từ trên xuống, từ đó trao đổi, bài tiết thuận lợi hơn. 

Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu để làm thuốc
Phương pháp sử dụng

Ngoài ra, những đối tượng mắc các bệnh về tiểu đường, suy giãn tim mạch, tắc nghẽn động mạch,.. không nên ngâm chân. Đặc biệt, nếu là phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh thì tuyệt đối không được ngâm chân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *