Ngải cứu, một phương thuốc đông y lâu đời được ông cha ta sử dụng cho các chứng bệnh đau đầu, đầy hơi,… và hôm nay Bách Kim Thảo sẽ giới thiệu cho các bạn một phương pháp sử dụng lá ngải cứu để tắm. Vậy thì tắm lá ngải cứu có tác dụng gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Giới thiệu về lá ngải cứu, vị thuốc dân gian của ông cha
Cây ngải cứu hay còn được gọi với cái tên là cây thuốc cứu, người miền Nam gọi nó là nhả ngải, chúng là một loại thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây ngải cứu có mùi nồng tựa bạc hà, chỉ cần chạm vào là sẽ ngửi thấy mùi của chúng và có vị đắng vừa phải.
Ngải cứu thuộc loại thân thảo nhưng lại có vòng đời khá lâu, lá ngải cứu mọc theo kiểu so le, hình dạng lá giống kiểu lông chim và phiến lá kéo dài tới tận gốc. Lá có màu lục sẫm, mặt dưới phủ các lông nhỏ màu trắng, hoa của chúng có màu tím hoặc vàng và gắn liền với ngọn
Tác dụng tuyệt vời của việc tắm lá ngải cứu là gì?
Hình ảnh ngải cứu là một thứ vô cùng quen thuộc với tất cả các khu vườn của các gia đình Việt Nam. Theo nghiên cứu của Y học phương Đông, lá của cây ngải cứu có khả năng kháng khuẩn cực tốt và tinh dầu chiết từ thân cây ngải cứu là loại tinh chất giúp giảm đau vô cùng hiệu quả.
Các nhà thực vật học đã chỉ ra rằng trong dung dịch được chiết ra từ cây ngải cứu có chứa các hoạt chất có lợi như: dehydro matricaria este, tricosanol,cineol, tetradecatrilin… đây đều là những chất giúp ích cho việc kháng viêm, kháng khuẩn, điều hòa kinh nguyệt, có tác dụng tăng sức đề kháng,…
Tắm nước lá ngải cứu giúp tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân vi khuẩn gây bệnh
Theo các bài thuốc Đông y cũng như các nghiên cứu khoa học thì sử dụng lá ngải cứu ủ với nước nóng rồi mang đi tắm sẽ có công dụng giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus có hại. Hay nói cách khác đây chính là một phương thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm vô cùng đơn giảm mà lại hiệu quả cùng với chi phí thấp đến đáng ngạc nhiên
Tắm hoặc xông lá ngải cứu giúp trị ho, tiêu đờm
Đun một nồi nước sôi rồi cho một bó lá ngải cứu vào để một lúc và lấy nước đó để tắm hoặc xông sẽ giúp điều trị các loại bệnh như viêm họng, ho khan, diệt vi khuẩn,… Dầu làm từ lá ngải còn có công dụng tiêu đờm, chống dị ứng vô cùng hiệu quả.
Lá ngải cứu cũng là vị thuốc có rất ít tác dụng phụ, khả năng bị ngộ độc khi sử dụng loại cây này cũng là rất thấp, nhưng vẫn có một số trường hợp sẽ không được sử dụng lá ngải cứu. Ngoài ra các bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc sử dụng lá ngải tránh gây phản tác dụng.
Tắm lá ngải cứu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Nghiên các thầy thuốc Đông y, ngải cứu là loại cây tính lành và có ít tác dụng phụ, ăn ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó tắm ngải cứu sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh lý từ nhẹ đến vừa.
>>>Xem thêm: Sản phẩm thảo dược đông y chất lượng cao
Hướng dẫn các bước sử dụng lá ngải cứu để tắm giúp tăng cường sức khỏe
Bước 1: Chuẩn bị lá ngải cứu và tiến hành sơ chế chúng
Bạn cần lựa chọn những ngọn lá tươi và xanh non vì những lá này sẽ chứa nhiều các chất dinh dưỡng hơn lá già. Tiến hành rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn còn sót trong lá.
Bước 2: Đun nước và nấu lá ngải cứu
Bỏ lá ngải cứu đã sơ chế và nước sạch vào nồi để đun, đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước có màu ngả vàng là lúc tinh chất của lá đã được thoát ra hết và bạn có thể ngừng đun và bắc nồi xuống.
Bước 3: Sử dụng nước lá ngải cứu đã đun để tắm
Dùng lưới lọc để tách riêng phần nước và phần lá ra, ép mạnh để nước cốt từ lá được chảy ra hết. Hãy tắm nước lá ngải cứu ở nhiệt độ đủ ấm, tránh tắm bằng nước lạnh sẽ làm giảm công dụng của ngải cứu.
Những lưu ý quan trọng khi tắm bằng nước lá ngải cứu
Mặc dù tắm bằng nước lá ngải cứu rất tốt nhưng cũng cần phải có một số lưu ý khi sử dụng chúng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Đối tượng hạn chế sử dụng cách tắm lá ngải cứu là ai?
Những đối tượng đang trong tình trạng bị các bệnh liên quan đến các bệnh như viêm gan không nên tắm lá ngải cứu vì sẽ có thể gây rối loạn chức năng gan, gây các triệu chứng như vàng da, xơ gan, viêm da cấp tính.
Tắm nước lá ngải cứu ở nhiệt độ hợp lý
Nước dùng để đun lá ngải cứu cần phải được đảm bảo độ tinh khiết, nhiệt độ của nước cũng cần để ở mức vừa phải không quá nóng cũng không quá lạnh để có thể đảm bảo được tác dụng của lá ngải cứu.
Cần chọn lựa lá ngải cứu cẩn thận, lá cần phải non, tươi, và đặc biệt không bị nhiễm các chất hóa học có hại. Ngoài ra cũng không nên sử dụng quá nhiều lá trong một lần vì có thể gây ngộ độc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
>>>Xem thêm: Xông ngải cứu – Cách trị liệu hữu hiệu cho mọi nhà
Lời kết
Rất mong những chia sẻ của Bách Kim Thảo sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích trong việc sử dụng lá ngải cứu để tắm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại Hotline: 0961.182.680 để nhận được câu trả lời sớm nhất.