Rượu ngải cứu có tác dụng gì? Người ta thường sử dụng ngải cứu để tăng hương vị cho các món ăn, nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời của rượu ngải cứu đối với sức khỏe con người. ‘trong thời gian gần đây, thông tin rượu ngải cứu có thể trị được nhiều bệnh đang được truyền tai nhau. Vậy thật sự rượu ngải cứu có tác dụng gì, hãy cùng Bách Kim Thảo tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về cây ngải cứu
Mặc dù là loại cây được sử dụng hàng ngày trong chế biến món ăn, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết được thông tin chính xác nhất về cây ngải cứu.
Tìm hiểu cây ngải cứu là gì
Trong cuộc sống, tùy vào tên gọi vùng miền mà cây ngải cứu còn được biết đến với các tên gọi khác như cây thuốc cao, thuốc cứu, ngải điệp, thuộc họ Cúc… Đặc điểm để nhận dạng loại cây ngải cứu này so với với những giống cây khác là phần thân cây có nhiều rãnh nhỏ, lá cây mọc so le từ thân mà không phải từ cuống. Mặt trên của lá cây có màu xanh thẫm trong khi mặt dưới có màu trắng nhà, lúc sờ tay vào thì sẽ cảm thấy hơi rát tay.
Giống cây ngải cứu khá dễ trồng, dễ sống nên được trồng phổ biến ở bất kỳ nơi nào mà không phải dành thời gian để chăm sóc, tưới nước hay bón phân. Thông thường, các bà nội trở sẽ sử dụng lá cây ngải cứu để tăng thêm hương vị cho món ăn, làm nước uống hoặc thuốc chữa bệnh đều cực kỳ hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây ngải cứu
Theo kết quả nghiên cứu, phân tích từ các chuyên gia thì trong cây ngải cứu có đến khoảng 0.2 – 0.34% tinh dầu cùng hàng loạt các hoạt chất tốt cho sức khỏe của con người như: amino acid, adenine, flavonoid, cholin…
Theo quan niệm đông y, cây ngải cứu có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, các bệnh cảm mạo, chóng mặt, đau đầu, điều hòa kinh nguyệt… Chính những lý do trên mà người dùng đã xem ngải cứu như vị thuốc thần, mang lại hiệu quả vượt trội và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Xem thêm: Việc Uống Nước Ngải Cứu Tươi Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe Cơ Thể? Có Phải Ai Cũng Uống Được Không?
Khám phá rượu ngải cứu có tác dụng gì?
Hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời mà rượu ngải cứu mang lại cho con người với những thông tin chia sẻ dưới đây.
Rượu ngải cứu có tác dụng giảm đau
Uống nước ngải cứu khô có tác dụng gì? Đã từ rất lâu, rượu ngải cứu được ứng dụng trong việc điều trị việc giảm đau, đặc biệt là đối với các bệnh lý về xương khớp nhờ đặc tính kháng viêm cụ thể. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu kéo dài trong vòng 4 tháng đối với những người trưởng thành mắc bệnh viêm khớp gối, được bôi thuốc mỡ ngải cứu 3% hàng ngày thì chức năng vận động và mức độ cải thiện cực kỳ khả quan.
Rượu ngải cứu có tác dụng chống nhiễm ký sinh trùng
Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, rượu ngải cứu được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm giun ở đường tiêu hóa, nhưng thực tế, những bằng chứng cho tác dụng đặc trị đặc biệt này chỉ mang tính chất lịch sử.
Rượu ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa
Rượu ngải cứu chứa một thành phần rất đáng chú ý là chamazulene – hoạt động tương tự như một chất có khả năng chống oxy hóa, đạt nồng độ ở ngưỡng cao nhất trước giai đoạn ra hoa. Hoạt chất chamazulene có khả năng chống lại stress trong cơ thể, hạn chế những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cùng nhiều bệnh lý khác,
Rượu ngải cứu có tác dụng chống viêm
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Ngoài những hợp chất kể trên, trong rượu ngải cứu còn chứa Artemisinin – hợp chất có tác dụng kháng viêm vô cùng hiệu quả. Trong một nghiên cứu khác cũng cho thấy, rượu ngải cứu có thể làm giảm nhẹ bệnh Crohn – thể hiện bởi hiện tượng viêm đường tiêu hóa.
Tham khảo: Các Sản Phẩm Chữa Trị Bệnh Từ Ngải Cứu Của Kim Bách Thảo
Lưu ý khi sử dụng rượu ngải cứu mà bạn cần phải biết
Tùy vào tình trạng bệnh lý của cơ thể mà bạn phải có những tùy chỉnh trong việc sử dụng rượu ngải cứu để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho bản thân, tránh những trường hợp gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng rượu ngải cứu, cụ thể:
- Đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên sử dụng rượu ngải cứu vì nó sẽ gây ra những tác dụng phụ không thể ngờ, trong trường hợp xấu nhất có thể bị sảy thai.
- Những người thường có biểu hiện của việc động kinh cũng tuyệt đối không được sử dụng rượu ngải cứu, bởi lẽ hoạt chất Thujone có trong rượu ngải cứu sẽ gây kích thích não bộ, đồng thời làm giảm tác dụng của thuốc động kinh.
- Đối tượng là những người từng có hoặc đang mắc các bệnh lý về tim cũng không nên sử dụng rượu lá ngải cứu. Vì không hiếm các trường hợp bệnh nhân bị tình trạng xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng rượu ngải cứu.
- Những người có bệnh lý liên quan đến thận, hay bị dị ứng thì cũng tuyệt đối không sử dụng rượu ngải cứu, vì sẽ độc hại cho thận, tăng nguy cơ suy thận.
- Cần tham khảo cách ngâm rượu ngải cứu đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ và cả đám mày râu.
Lời kết
Bài viết là những chia sẻ của Bách Kim Thảo về chủ đề rượu ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Rất mong rằng, thông qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về những tác dụng tuyệt vời mà rượu ngải cứu mang lại, đồng thời phải biết cách để sử dụng rượu ngải cứu thật sự hiệu quả.