Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống, con người ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe cho mình. Bên cạnh các loại thuốc tây, không ít những phương pháp đông y được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề bệnh tật. Trong đó, với cách thức thực hiện đơn giản, hiệu quả cao, đốt ngải cứu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Vậy cụ thể đốt ngải cứu có tác dụng gì? Cùng Bách Kim Thảo tìm hiểu những thông tin bổ ích để giải đáp thắc mắc trên nhé!
Hiểu về phương pháp đốt ngải cứu trị bệnh
Tại sao đốt ngải cứu lại được sử dụng phổ biến
Thường được biết đến như một loại thảo dược với tên gọi ngải cứu hay ngải diệp với vị đắng, tính mát cay. Loại thảo dược này thường được sử dụng như một loại thuốc quý, tốt cho sức khỏe cũng như cân bằng khí huyết, thanh nhiệt, giải trừ độc tố.
Không chỉ vậy, mặc dù thuộc học cây mọc dại và xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn nước ta, ngải cứu còn có tác dụng to lớn trong việc giảm đau nhức cơ thể, nâng cao chất lượng giấc ngủ và mang tới cho người sử dụng không gian thư giãn thoải mái bởi những mùi hương nhẹ nhàng của tinh dầu lá ngải cứu.
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng ngải cứu, có rất nhiều phương pháp mới mẻ được áp dụng.
Trong đó, đốt ngải cứu là một trong những phương pháp phổ biến hơn cả. Bằng việc sử dụng hơi ấm cùng mùi hương thơm dễ chịu, không chỉ giúp giảm lo lắng, thư giãn đầu óc, đốt ngải cứu còn có thể được dùng để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị nhiều bệnh lý khó chịu.
Cách điều chế ngải đốt cứu hiệu quả
Để thực hiện đốt ngải cứu, chúng ta chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu vô cùng đơn giản và quan trọng nhất trong đó ngải cứu tươi. Sau khi được đem phơi khô, phần ngải cứu này được tán thành bột sau đó lọc bỏ những phần không thể sử dụng như gân lá, cọng lá.
Bột ngải cứu có thể được sử dụng trực tiếp hoặc trộn cùng với các dược liệu khác để nâng cao hiệu quả. Tuy vậy, dù sử dụng theo lối nào thì tác dụng của đốt ngải cứu vẫn là không thể phủ nhận.
Xem thêm: Sản phẩm thảo dược
Những tác dụng thần kỳ của phương pháp đốt ngải cứu
Ngày nay, đốt ngải cứu là phương pháp được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Đó chính là bởi những công dụng đốt ngải cứu mang lại cho người dùng. Dưới đây là một số những tác dụng ấy:
- Ngải cứu là loại thảo dược với mùi hương thơm nhẹ nhàng. Bởi vậy, đốt ngải cứu sẽ tạo cho người dùng một cảm giác thư giãn, đồng thời, với nhiệt lượng được tạo ra do việc đốt, hơi ấm sẽ tác động tới các huyệt đạo của cơ thể từ đó nâng cao cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Không chỉ mang lại sự thư giãn, đốt ngải cứu ngày nay còn được dùng phổ biến như một phương pháp điều trị các bệnh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về đông y, việc sử dụng kết hợp đốt ngải cứu cùng với các phương pháp điều trị khác có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục lên nhiều lần. Ngoài ra, ngải đốt cứu còn có thể làm hạ bớt sự đau đớn của bệnh nhân.
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp đốt ngải cứu
Đốt ngải cứu sở hữu nhiều điểm ưu việt cũng như công dụng tuyệt vời. Song, trong quá trình sử dụng, người dùng vẫn phải chú ý những một số điểm để tránh gây ra phản tác dụng. Vậy lưu ý khi sử dụng đốt ngải cứu là gì?
Mặc dù có thể điều trị nhiều loại bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân, không phải loại bệnh nào cũng nên sử dụng phương pháp đốt ngải cứu.
Đối với những bệnh nhân bị sốt cao, huyết áp cao hay mắc phải bệnh nguy hiểm như tiểu đường, việc sử dụng đốt ngải cứu phải đặc biệt chú ý cẩn thận.
Đặc biệt, đối với nhóm đối tượng phụ nữ, cần tuyệt đối không sử dụng các biện pháp hơ – đốt ngải cứu trong các giai đoạn như có thai hay trong giai đoạn có kinh.
Đốt ngải cứu là biện pháp được dùng để giúp bản thân trở nên thư giãn hơn. Điều đó là bởi tác động của nhiệt lượng cũng như mùi hương tác động đến các huyệt đạo của cơ thể.
Tuy vậy, cần phải chú ý rằng không phải bất cứ huyệt đạo nào cũng có thể tác động bằng ngải cứu. Đặc biệt chú ý không sử dụng phương pháp này tác động đến các huyệt đạo gần sát với động mạch quan trọng như huyệt độ gần mắt hay các vùng da dễ tổn thương như tại kheo chân, bắp chân, khuỷu tay,…
Trong quá trình sử dụng phương pháp đốt ngải cứu, rất nhiều người lo lắng rằng lượng nhiệt lớn sinh ra trong quá trình đốt sẽ gây hại cho vùng da. Tuy nhiên, trên thực tế, khi cháy đỏ, độ nóng mà ngải diệp sinh ra sẽ dao động trong khoảng từ 500-600 độ C.
Lượng nhiệt này thuộc vào dành phần hồng ngoại trong hệ quang phổ, bởi vậy, nếu được sử dụng với khoảng cách vừa phải, không chỉ không gây tổn thương vùng da mà đốt ngải cứu còn có thể tác động sâu xuống các khu vực dưới da, tạo cảm giác thoải mái.
Xem thêm: Xông khói ngải cứu phương pháp trị liệu tốt cho sức khỏe bạn đã biết chưa