Cây ngải cứu được mọc dại rất nhiều ở vùng đồng bằng Việt Nam, được biết đến là một loại cây thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng y học cổ truyền, được người dân sử dụng để làm ra nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Bài viết dưới đây, hãy cùng Bách Kim Thảo tìm hiểu về loại cây thảo dược quý hiếm – cây ngải cứu.
Cây ngải cứu có đặc điểm gì?
Cây ngải cứu hay còn có tên gọi khác là Artemisia absinthium là một loại cây cỏ có giá trị cao, có một mùi hương đặc biệt được sử dụng như một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Cây ngải cứu là một loại cây thân thảo sống lâu năm thường cao khoảng 0,4 mét – 1 mét, thân cành cây ngải cứu mọc xum xuê có các rãnh và lông nhỏ thường có màu trắng xám.
Lá của cây ngải cứu mọc so le nhau, chẻ lông chim, phiến lá men theo cuống mọc nhiều đến tận gốc cây, các thùy lá có hình mác hẹp, đầu lá nhọn, mặt trên của lá có màu xanh lục màu sẫm, mặt dưới của lá phù nhiều lông nhung màu trắng xám.
Hoa của cây ngải cứu sẽ mọc thành các cụm mọc ở ngọn thân và đầu cành kép lại thành nhiều đầu nhỏ, hoa ngải cứu thường có màu vàng lục nhạt, đầu hoa mọc chúc xuống cùng phía với lá, hình trứng cút, mang hoa cái thường không có mào lông trành hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có 2 răng ở đầu, còn hoa lưỡng tính sẽ có hình phễu…
Cây ngải cứu chứa những chất gì?
Toàn cây ngải cứu có chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn với thành phần hóa học chủ yếu là các chất như monoterpen, sesquiterpen, gồm 1,8 – cineol, camphor, terpinen, myrcen và vulgrin… Ngoài ra còn có các hợp chất khác như dehydro matricaria ester, tetradecatrillin, tricosanol, aracholalcol…
Xem thêm: Đệm xông ngải cứu – DX001 – Màu đỏ
Công dụng của lá ngải cứu trong cuộc sống
Như đã tìm hiểu cây ngải cứu là cây thảo dược được sử dụng để chữa rất nhiều các loại bệnh và rất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây, Bách Kim Thảo sẽ điểm qua một vài công dụng của lá ngải cứu.
Lá ngải cứu có tác dụng an thần
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây ngải cứu có chứa thành phần các chất như herniarin và umbelliferon tồn tại rất nhiều trong lá ngải cứu có tác dụng an thần rất lớn.
Bởi vậy, lá ngải cứu được ứng dụng từ lâu trong việc giảm đau, lá ngải cứu với các hoạt chất an thần với khả năng làm giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress, loại bỏ chứng nhức đầu, hoa mắt rất hiệu quả.
Lá ngải cứu giúp giảm đau hiệu quả
Trong thành phần của lá ngải cứu như cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin bởi vậy dùng lá ngải cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả, có đặc tính kháng viêm.
Lá ngải cứu giảm đau bụng kinh hiệu quả
Không chỉ tốt cho não bộ, lá ngải cứu còn cực kỳ hữu ích với chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ, với tính ấm, tác dụng bổ máu.
Bên cạnh đó, lá ngải cứu còn có khả năng cải thiện những vấn đề liên quan đến vấn đề kinh nguyệt ở nữ giới như đau lưng, nhức mỏi, mệt mỏi thậm chí là buồn nôn mỗi kỳ kinh đến.
Không chỉ vậy, lá của cây ngải cứu còn giúp duy trì sức khỏe và khả năng hoạt động của tử cung bằng cách kích thích quá trình đào thải chất độc hại cũng như tăng cường tiết ra các hormone có lợi cho tử cung, giúp làm giảm nguy cơ gặp phải tình trạng viêm cổ tử cung, u nang, và khối u sẽ giảm đi rất nhiều khi sử dụng.
Lá ngải cứu ngăn ngừa các bệnh ung thư
Cây ngải cứu có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, trong thành phần của cây có chứa rất nhiều thành phần các chất như chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể đây cũng là nguyên nhân đưa đến các bệnh ung thư, các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer…
Lá ngải cứu có hạn chế khả năng viêm nhiễm
Artemisinin là một chất có trong cây ngải cứu có tác dụng kháng viêm rất tốt, chất này với khả năng gây ức chế các cytokine – đây là những chất protein được tiết ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể thúc đẩy quá trình viêm rất nghiêm trọng.
Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu để làm thuốc
Như đã tìm hiểu, cây ngải cứu có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và tránh được những tác dụng phụ khi sử dụng bạn nên lưu ý một số điều sau:
Không nên sử dụng lá ngải cứu để làm thuốc chữa bệnh đối với những người đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe như phụ nữ đang mang thai sẽ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, sảy thai, phụ nữ đang cho con bú, những người có tiền sử bệnh động kinh, bệnh lý về tim mạch, gan, dị ứng…
Khi sử dụng lá cây ngải cứu làm thuốc chữa bệnh cần phải chú ý sử dụng đúng liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, co giật.
Ngoài ra, cây ngải cứu có tính nóng bởi vậy không nên sử dụng để bôi trực tiếp lên da, lên những vùng da bị viêm, loét chỉ nên sử dụng ở dạng thuốc mỡ hoặc dạng lỏng.
Xem thêm: Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu ngải cứu
Bài viết trên, Bách Kim Thảo đã chia sẻ với bạn đọc về đặc điểm nhận dạng, thành phần hóa học có trong cây ngải cứu. Cùng với đó là kể qua những lợi ích đối với sức khỏe khí sử dụng cây ngải cứu. Để mua được sản phẩm chất lượng từ cây ngải cứu với giá cả phải chăng hãy đến với Bách Kim Thảo.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH KTCN & NL Hoa Bắc
Địa chỉ: Cẩm Sơn – Cẩm Phả – Quảng Ninh
Hotline: 0961 182 680 – 0386 192 792
Email: [email protected]